Lau Xanh.Com

Chủ tịch Hạ viện là vị trí quyền lực số ba trong chính phủ Mỹ, chỉ sau tổng thống và phó tổng thống. mobiblog

【mobiblog】Chủ tịch Hạ viện Mỹ có vai trò thế nào

Chủ tịch Hạ viện là vị trí quyền lực số ba trong chính phủ Mỹ,ủtịchHạviệnMỹcóvaitròthếnàmobiblog chỉ sau tổng thống và phó tổng thống. Trong trường hợp xảy ra thảm họa khiến tổng thống và phó tổng thống mất khả năng lãnh đạo, chủ tịch Hạ viện sẽ là người tạm thời đứng đầu chính phủ.

Chủ tịch Hạ viện trong lịch sử Mỹ thường thuộc đảng chiếm đa số tại Hạ viện, đồng nghĩa cũng là lãnh đạo của phe này, nhưng đây không phải yêu cầu bắt buộc. Chủ tịch Hạ viện có nhiệm kỳ hai năm, theo khóa quốc hội.

Quốc hội Mỹ hiện tại là khóa thứ 118, nhiệm kỳ ngày 3/1/2023 đến 3/1/2025, với phe Cộng hòa kiểm soát Hạ viện. Hiến pháp Mỹ không quy định cụ thể về nhiệm vụ của chủ tịch Hạ viện, nhưng theo thời gian, vai trò của vị trí này ngày càng lớn.

Lãnh đạo Hạ viện thường có ba vai trò chính. Thứ nhất, họ là người đại diện và có thẩm quyền nhất của đảng đa số tại Hạ viện. Họ sẽ diễn giải các động thái lập pháp với giới chức cũng như công chúng Mỹ, giám sát nhiệm vụ của các ủy ban, phối hợp với Ủy ban Quy tắc Hạ viện để tổ chức tranh luận.

Thứ hai, họ quản lý các hoạt động tại Hạ viện, điều phối tranh luận theo hướng có lợi cho ưu tiên lập pháp của đảng mình, quyết định bỏ phiếu với dự luật nào. Thứ ba, chủ tịch Hạ viện sẽ giám sát mọi vấn đề, từ kiểm toán cho đến mua sắm, bổ nhiệm nhân sự tại cơ quan.

Hai chủ tịch Hạ viện gần đây nhất còn mở các cuộc điều tra luận tội nhằm vào tổng thống Mỹ đương nhiệm.

Một phiên họp của Hạ viện Mỹ ngày 4/1. Ảnh: Reuters

Một phiên họp của Hạ viện Mỹ ngày 4/1. Ảnh: Reuters

Tùy thuộc vào đảng nào kiểm soát quốc hội, chủ tịch Hạ viện có thể quyết định thành bại chương trình nghị sự của Tổng thống, cản trở phe đối lập và dẫn dắt những sáng kiến lập pháp quan trọng của đảng mình.

Chủ tịch Hạ viện được kỳ vọng là người có khả năng tập hợp sự ủng hộ từ các thành viên với chương trình nghị sự đảng mình, kiểm soát những nghị sĩ nổi loạn bằng biện pháp khuyến khích hoặc trừng phạt.

Bà Nancy Pelosi, đảng Dân chủ, được coi là một trong những chủ tịch Hạ viện hiệu quả nhất lịch sử Mỹ hiện đại. Bà đảm nhiệm vị trí này lần đầu vào năm 2007 và tiếp tục được lựa chọn vào năm 2019. Bà cũng là nữ chủ tịch Hạ viện đầu tiên trong lịch sử Mỹ.

Bà Nancy Pelosi phát biểu tại quốc hội Mỹ ngày 29/7/2022. Ảnh: Reuters

Bà Nancy Pelosi phát biểu tại quốc hội Mỹ ngày 29/7/2022. Ảnh: Reuters

Dù đảng Dân chủ khi đó gồm nhiều phe phái, như cấp tiến, trung lập, nghiêng về bảo thủ, bà Pelosi vẫn sử dụng các công cụ sẵn có của một chủ tịch Hạ viện để duy trì đoàn kết trong các cuộc bỏ phiếu quan trọng. Bà từ nhiệm sau khi phe Cộng hòa kiểm soát Hạ viện ngày 3/1.

Bầu chủ tịch cũng là công việc đầu tiên khi Hạ viện bắt đầu khóa mới. Ứng viên cần nhận được sự ủng hộ của quá bán nghị sĩ, tức ít nhất 218 phiếu trong tổng số 435 ghế tại Hạ viện.

Đây thường là công việc mang tính chất nội bộ của đảng chiếm đa số nên ứng viên cũng khó kỳ vọng nhận được nhiều sự ủng hộ từ phe đối lập. Nếu không có chủ tịch, Hạ viện sẽ không thể thực hiện các chức năng quan trọng của mình. Cơ quan này sẽ phải liên tục bỏ phiếu bầu cho đến khi chọn ra người phù hợp.

Đây cũng là tình huống xảy ra hồi tháng 1 với ông Kevin McCarthy, 57 tuổi. McCarthy khi đó vấp phải sự phản đối từ một nhóm nhỏ cực hữu trong nội bộ đảng, khiến ông không thể có đủ 218 phiếu cần thiết để trở thành Chủ tịch Hạ viện.

Chủ tịch Hạ viện Mỹ Kevin McCarthy trả lời báo giới tại Washington ngày 3/10. Ảnh: Reuters

Chủ tịch Hạ viện Mỹ Kevin McCarthy trả lời báo giới tại Washington ngày 3/10. Ảnh: Reuters

Chỉ đến vòng bỏ phiếu thứ 15, sau khi McCarthy chấp nhận loạt thỏa hiệp với các thành viên cực hữu của đảng Cộng hòa, ông mới được bầu làm Chủ tịch Hạ viện.

Trong số những thỏa hiệp đó, McCarthy chấp nhận một quy định mới, cho phép mọi nghị sĩ trình nghị quyết "tuyên bố văn phòng Chủ tịch Hạ viện vô chủ" mà không cần thêm sự ủng hộ từ ai khác. Chính sự nhượng bộ này đã khiến McCarthy mất ghế Chủ tịch Hạ viện trong cuộc bỏ phiếu ngày 3/10, theo kiến nghị bãi nhiệm từ Matt Gaetz, nghị sĩ Cộng hòa cực hữu.

Đây là lần đầu tiên trong lịch sử Hạ viện Mỹ ủng hộ một nghị quyết bãi nhiệm chủ tịch cơ quan này. Sau khi McCarthy mất chức, nghị sĩ Cộng hòa Patrick McHenry được chỉ định làm Chủ tịch Hạ viện tạm quyền trong thời gian chờ bầu lãnh đạo mới.

Do là quyền Chủ tịch Hạ viện, quyền lực của ông McHenry rất hạn chế với thời gian giới hạn, chỉ khoảng ba ngày lập pháp. Ngày lập pháp được xác định là ngày Hạ viện hoặc Thượng viện có phiên họp.

Nghị sĩ Cộng hòa Patrick McHenry trả lời truyền thông tại Washington ngày 3/10. Ảnh: AFP

Nghị sĩ Cộng hòa Patrick McHenry trả lời truyền thông tại Washington ngày 3/10. Ảnh: AFP

Vai trò của quyền chủ tịch Hạ viện cũng rất mơ hồ. Theo hướng dẫn và quy trình tại Hạ viện, quyền chủ tịch "có thể thực thi quyền hạn của chủ tịch Hạ viện khi cần thiết và phù hợp trong lúc chờ bầu tân lãnh đạo".

Hạ nghị sĩ Cộng hòa Kelly Armstrong nói nhiệm vụ chính của ông McHenry là "tìm tân chủ tịch". Bất kể hành động nào khác đều sẽ dẫn đến việc ông McHenry bị phế truất, theo Armstrong.

Theo Reuters, phe Cộng hòa dự định họp vào ngày 10/10 để tìm người kế nhiệm ông McCarthy, với việc bỏ phiếu bầu tân chủ tịch Hạ viện có thể diễn ra ngày 11/10. McCarthy vẫn có thể được tái đề cử, nhưng ông đã bác bỏ khả năng này. Hai nghị sĩ đảng Cộng hòa là Jim Jordan và Steve Scalise đã thông báo sẽ tranh cử ghế chủ tịch Hạ viện.

Như Tâm(Theo Washington Post, PBS, BBC)

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2024. sitemap